Tin tức và phân tích của tất cả các thiết bị di động

Phương pháp đơn giản có thể chiết xuất vàng từ điện thoại cũ

Hàng trăm tấn vàng có thể được thu hồi từ các thiết bị điện tử cũ như smartphones, TV và máy tính mỗi năm, nhờ một phương pháp hóa học đơn giản do các nhà nghiên cứu phát triển.

Các nhà nghiên cứu cho biết, các phương pháp hiện tại để chiết xuất vàng từ các thiết bị cũ không hiệu quả và có thể gây nguy hại cho sức khỏe, vì chúng thường sử dụng các hóa chất độc hại như xyanua.

Rác thải điện – bao gồm điện thoại di động cũ, ti vi và máy tính – được cho là chứa tới 7% tổng lượng vàng trên thế giới, một thành phần quan trọng của bảng mạch in được tìm thấy bên trong các thiết bị điện.

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Edinburgh, Anh, cải thiện cách thức thu hồi kim loại quý từ các thiết bị điện tử bị loại bỏ có thể giúp giảm tác động môi trường của việc khai thác vàng và cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide.

Họ đã phát triển một phương pháp chiết xuất đơn giản, không sử dụng hóa chất độc hại và thu hồi vàng hiệu quả hơn các phương pháp hiện tại. Các nhà nghiên cứu cho biết, phát hiện này có thể giúp trục vớt khoảng 300 tấn vàng được sử dụng trong lĩnh vực điện tử mỗi năm.

Bằng cách làm sáng tỏ hóa học phức tạp làm nền tảng cho quá trình khai thác, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một hợp chất có thể được sử dụng để thu hồi vàng hiệu quả hơn. Đầu tiên, các bảng mạch in được đặt trong một loại axit nhẹ, axit này sẽ hòa tan tất cả các bộ phận kim loại của chúng. Sau đó, một chất lỏng dầu có chứa hợp chất hóa học được thêm vào, để chiết xuất vàng một cách có chọn lọc từ hỗn hợp phức tạp của các kim loại khác.

Các nhà nghiên cứu cho biết, phát hiện này có thể hỗ trợ việc phát triển các phương pháp thu hồi quy mô lớn vàng và các kim loại quý khác từ các thiết bị điện tử phế thải.

Jason Love từ Đại học Edinburgh cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng về khám phá này, đặc biệt là khi chúng tôi đã chỉ ra rằng các nghiên cứu hóa học cơ bản của chúng tôi về việc thu hồi các kim loại có giá trị từ rác thải điện tử có thể mang lại lợi ích kinh tế và xã hội tiềm năng”.

. .